Bàn lễ đá là sản phẩm được sử dụng rất phổ biến ở đền, chùa, đình miếu, nhà thờ họ hay khu lăng mộ đá. Chúng được sử dụng với mục đích trưng bày các vật phẩm, đồ lễ, hoa quả để dâng lên ông bà, tổ tiên, thần linh… vào những dịp quan trọng. Vậy bàn lễ đá thường dùng các loại đá tự nhiên nào, hãy cùng Đá Mỹ Nghệ 35 tìm hiểu rõ hơn qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Đôi nét về bàn lễ đá tự nhiên
Đôi nét về bàn lễ đá tự nhiên
Bàn thờ đá hay còn gọi là bàn lễ đá, bệ thờ đá… là một vật dụng thờ cúng tâm linh quen thuộc. Tên gọi của loại bàn thờ này thường phụ thuộc vào văn hóa và truyền thống của từng vùng miền. Chúng được làm từ đá tự nhiên, chế tác theo các khuôn mẫu cụ thể, với các hoa văn mang ý nghĩa phong thủy. Mục đích chính của bàn thờ đá là để trưng bày lễ vật dâng lên thần linh hoặc tổ tiên trong các nghi lễ cúng tế.
Để được coi là đẹp và chất lượng, bàn thờ đá phải được làm từ loại đá tự nhiên cao cấp, không có vết nứt, đảm bảo độ bền và thẩm mỹ. Các loại đá thường được sử dụng là đá trắng, đá vàng, và đặc biệt phổ biến là đá xanh và đá xanh rêu – những loại đá truyền thống lấy từ mỏ đá tại Thanh Hóa, Nghệ An…. Kích thước của bàn thờ có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng.
Bàn thờ đá có thể được đặt trong nhà hoặc ngoài trời. Khi đặt ngoài trời, chúng thường được gọi là bàn thờ thiên, hay bàn thờ đá ngoài trời, với mục đích cúng tế trời đất hoặc các vị thần linh thiên nhiên.
Các loại bàn lễ đá phổ biến trên thị trường
Các loại bàn lễ đá phổ biến trên thị trường
Trong thực tế, bàn thờ đá thường được chia thành hai loại chính:
* Bàn thờ đá nguyên khối: Loại bàn thờ này được làm từ một phiến đá lớn nguyên khối, được đục đẽo và tạo hình tỉ mỉ. Do đặc điểm về chất liệu và quy trình chế tác, bàn thờ đá nguyên khối thường có kích thước nhỏ hoặc vừa, phù hợp với những không gian không quá rộng.
* Bàn thờ đá lắp ghép: Loại này được ghép từ nhiều phiến đá đã qua chế tác, mỗi phiến có hình dạng và chi tiết riêng biệt. Nhờ phương pháp lắp ghép, loại bàn thờ này có thể đạt đến kích thước lớn mà vẫn giữ được sự chắc chắn. Hơn nữa, chi phí sản xuất thường thấp hơn so với bàn thờ nguyên khối, khiến nó trở thành lựa chọn kinh tế hơn cho người sử dụng.
Cách phân loại này giúp người dùng dễ dàng lựa chọn bàn lễ phù hợp với nhu cầu và không gian sử dụng.
Kích thước chuẩn phong thủy của bàn lễ đá
Hiện nay, kích thước bàn lễ đá thường phụ thuộc lớn vào yêu cầu của gia chủ, dưới đây là kích thước cơ bản của 2 loại bàn lễ đá phổ biến nhất cụ thể là:
Bàn lễ đá có mái |
Đế vuông: 45cm x 45cm x dày 17cm hoặc 60cm x 60cm x dày 17cm. |
Cột vuông: 20cm x 20cm x cao 76cm hoặc 25cm x 25cm x cao 76cm. |
Mặt ban: 69cm x 69cm x dày 14cm hoặc 81cm x 81cm x dày 14cm. |
Bài vị: Rộng 61cm x cao 69cm x dày 8cm hoặc rộng 75cm x cao 69cm x dày 8cm. |
Mái đao: 75cm x 75cm x dày 15cm hoặc 88cm x 88cm x dày 18cm. |
Bàn lễ đá không mái |
Đế vuông: 42cm x 42cm x dày 17cm hoặc 55cm x 55cm x dày 17cm. |
Cột tròn hoặc vuông: 18cm x 18cm x cao 76cm hoặc 20cm x 20cm x cao 76cm. |
Mặt ban: 69cm x 69cm x dày 14cm hoặc 81cm x 81cm x 14cm. |
Bài vị: Rộng 61cm x cao 39cm x dày 8cm hoặc rộng 75cm x cao 39cm x dày 8cm. |
Giải mã chất liệu chính tạo nên bàn lễ đá tự nhiên
Bàn lễ đá thường được làm từ nhiều loại đá khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu và sở thích của khách hàng. Tuy nhiên, loại đá dùng để chế tác bàn thờ cần đảm bảo độ cứng cao, khả năng chịu đựng tốt trước tác động của thời tiết. Dưới đây là các loại đá phổ biến:
Đá xanh đen
Loại đá này được sử dụng rộng rãi trong chế tác và điêu khắc nhờ độ bền cao và vẻ đẹp tự nhiên. Đá xanh đen không phải loại đá khan hiếm, vì vậy giá thành tương đối phải chăng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
Đá xanh rêu
Với màu sắc giống rêu, loại đá này mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên và tạo không gian trang nghiêm, đậm chất tâm linh. Đá xanh rêu thường được lựa chọn cho các công trình như nhà thờ họ, khu lăng mộ hay nghĩa trang, nơi cần sự tôn nghiêm và ý nghĩa tinh thần sâu sắc.
Đá trắng tự nhiên
Đá trắng mang vẻ đẹp thuần khiết và sáng sủa, tượng trưng cho sự thanh cao. Về mặt thẩm mỹ, loại đá này tạo nên sự sang trọng, tinh tế và làm nổi bật tổng thể công trình.
Đá vàng tự nhiên
Đá vàng đặc biệt là loại khai thác từ Thiên Sơn (Nghệ An), gợi lên cảm giác phú quý và đẳng cấp. Đây là loại đá tương đối hiếm, vì vậy giá thành thường cao hơn. Tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại trong phong thủy, như tài lộc và vận may, khiến đá vàng được nhiều người ưa chuộng.
Đá hoa cương (granite)
Đá hoa cương (granite)
Đá granite nổi bật với hoa văn tự nhiên độc đáo và khả năng đánh bóng vượt trội. Đây là loại đá bền, nhưng dễ vỡ nếu chịu tác động mạnh. Vì vậy, thay vì điêu khắc phức tạp, người ta thường giữ nguyên các hoa văn tự nhiên của bề mặt đá.
Nguồn đá chế tác bàn lễ chủ yếu được khai thác trong nước từ các địa phương như Nghệ An, Ninh Bình, Khánh Hòa, hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, điển hình là Ấn Độ và Trung Quốc. Mỗi loại đá đều có những đặc tính riêng, phù hợp với nhu cầu và phong cách thiết kế của từng công trình.
Như vậy, với những chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu làm bàn lễ đá. Có thể thấy rằng bàn lễ bằng đá là một phần không thể thiếu trong các công trình tâm linh của văn hóa Việt Nam, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc chế tác bàn lễ từ đá cần được thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng, không thể làm một cách sơ sài hay tùy tiện. Nếu bạn đang cần tư vấn hoặc hỗ trợ về bàn lễ đá, hãy liên hệ với Đá Mỹ Nghệ 35 qua hotline: 0912.984.468. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và chu đáo nhất.