Bàn lễ đá có vai trò rất quan trọng đối với văn hóa thờ cúng tâm linh của người Việt. Chúng thường được đặt ở nhiều vị trí khác nhau như: Đình, chùa, miếu phủ, nhà thờ họ, khu lăng mộ đá… Dùng để trưng bày vật phẩm, đồ lễ, hoa quả, để phục vụ cho các buổi lễ thờ cúng tổ tiên, thần linh.
Bàn lễ đá thường được kết hợp với các mẫu kiến trúc đồ thờ đá khác. Giúp cho không gian thêm phần trang nghiêm, thanh tịnh hơn. Vượt trội hoàn toàn mà những đồ thờ đá khác khó mà có được.
Khái quát chi tiết về bàn lễ đá
Bàn lễ đá hay còn được gọi là đồ thờ đá, là sản phẩm dùng cho thờ cúng tâm linh. Được chế tác từ chất liệu đá tự nhiên nguyên khối và được chế tác theo kích thước khuân mẫu hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
Mục đích dùng để bày biện đồ lễ như lễ vật, hoa quả, nhang đèn cùng với rất nhiều đồ lễ khác. Dùng để dâng hiến cho các thần linh.
Cấu tạo của bàn thờ đá
Bàn thờ lễ đá có cấu tạo gồm có 2 thành phần chính: Phần mặt bàn và phần chân.

* Mặt bàn đá: Được chế tác từ phiến đá nguyên khối, mặt bàn được làm phẳng giúp bài đồ lễ dễ dàng và thuận lợi hơn. 4 mặt được điêu khắc theo nhiều mẫu hoa văn đẹp mắt khác nhau.
* Phần chân đế: Được lắp ghép từ các phiến đá được tạo hình riêng biệt để nâng đỡ mặt bàn.
Những hoa văn thường được điêu khắc trên bàn thờ đá tự nhiên

– Các hoa văn tinh tế được chọn trong bản khắc là rất quan trọng. Vì đây là sản phẩm được đặt chính giữa, là nơi trưng bày những vật dụng tâm linh. Bàn thờ đá được chạm khắc nhiều hoa văn khắc nhau như: Họa tiết dáng rồng, phượng hoặc hoa sen.
– Ngoài ra, riêng với bàn thờ công giáo thì bàn thờ thiết kế theo văn hóa, tín ngưỡng riêng, sử dụng mẫu cây thánh giá…
Chất liệu làm bàn thờ lễ đá.
Các mẫu bàn lễ đá thường được chế tác chủ yếu từ chất liệu đá tự nhiên là chính. Ví dụ như: Đá xanh đen, xanh rêu, đá vàng hay đá trắng… Đây đều là những loại đá cao cấp, với mỗi loại đều có những điểm mạnh riêng.

– Đá xanh đen: Nó có đặc điểm là độ cứng cao, chống mài mòn tốt, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết và độ bền cao.
– Đá xanh rêu: So với các loại đá khác, đá xanh rêu có cứng hơn và ít đường vân hơn so với các loại đá màu xanh đen. Đá xanh rêu còn có điểm mạnh là có độ mịn, độ bóng cao và khả năng chống thấm nước tốt.
– Đá vàng – Đá trắng: Chúng là hai loại đá quý hiếm và cao cấp. Với rất nhiều các ưu điểm vượt trội của đá tự nhiên như: Chịu nước tốt, dễ đánh bóng, chịu nhiệt độ cao, màu sắc nổi bật, tạo nên sự tinh tế, sang trọng cho bàn thờ lễ đá.
>>> Xem thêm: SỬ DỤNG ĐÁ MỸ NGHỆ CHO CÁC CÔNG TRÌNH TÂM LINH
>>> Xem thêm: CHÂN TẢNG ĐÁ
Ý nghĩa của bàn lễ đá trong văn hóa tâm linh người dân Việt
Bàn lễ đá có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa tâm linh người dân Việt, là câu hỏi của rất nhiều người.
Về mặt thẩm mỹ, việc xây dựng bàn thờ lễ đá thể hiện tinh thần phong thủy lâu bền của tòa nhà, kết hợp với các phụ kiện khác nhau.

Đối với người Việt Nam, phong tục thờ cúng tổ tiên là lòng nhân ái, kính trọng và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã nuôi nấng mình nên người. Ngoài ra, nó còn thể hiện sâu sắc đạo lý uống nước nhớ nguồn. Vì vậy, thờ cúng tổ tiên bằng bàn lễ đá đã trở thành một phong tục, một nếp sống và từ lâu đã trở thành chuẩn mực đạo đức của dân tộc ta. Từ đó đến nay, bàn thờ đá đã góp phần không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, nhất là ở các vùng quê.

Trong dân gian và tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên thể hiện niềm tin vào sự bất tử của linh hồn. Rằng sau khi một người chết đi, linh hồn luôn ở bên con cháu, che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng họ. Đêm giao thừa, đón Tết, giỗ chạp không cần mâm cỗ đầy đủ nhưng nhớ thắp hương trên bàn thờ ông bà. Điều này thể hiện lòng thành kính đối với cội nguồn, tưởng nhớ những người đã khuất.

Là người Việt Nam, chúng ta đều biết thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục tập quán. Chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc nhân đạo không thể mất đi.
Kích thước tiêu chuẩn của bàn thờ lễ đá
Bàn thờ lễ đá có rất nhiều kích thước khác nhau, tùy theo những ứng dụng cụ thể trong thực tế mà lựa chọn kích thước mẫu bàn lễ đá phù hợp nhất.

Trên thực tế, có 2 loại kích thước bàn lễ bao gồm:
STT | Kích thước bàn lễ không mái | Kích thước bàn lễ có mái | |
1 | Kiểu đế vuông 42cm*42cm* dày 17cm (55cm*55cm*dày 17cm). | Kiểu đế vuông 45cm*45cm* dày 17cm (60cm*60cm* dày 17cm ). | |
2 | Kiểu cột tròn, vuông 18cm*18cm*cao 76cm. (20cm*20cm *cao 76cm). | Kiểu cột vuông 20cm*20cm* cao 76cm (25cm*25cm* cao 76cm ). | |
3 | Kiểu mặt bàn 69cm*69cm* dày 14cm (loại to là 81cm*81cm* dày 14cm ). | Phần mặt ban 69cm*69cm* dày 14cm (loại to là 81cm*81cm* dày 14cm). | |
4 | Bài vị rộng 61cm*cao 39cm* dày 08cm (75cm*cao 39cm*dày 08cm). | Bài vị rộng 61cm* cao 69cm* dày 08cm (75cm* cao 69cm* dày 08cm). | |
5 | Với những kích thước trên được áp dụng cho loại mặt ban (69cm*69cm) và loại mặt ban (81cm*81cm). | Mái đao 75cm*75cm* dày 15cm (loại to là 88cm*88cm* dày 18cm) | |
6 | Với những kích thước trên thường áp dụng cho loại mặt ban (69cm*69cm) và loại mặt ban (81cm*81cm). |
Với những chia sẻ trong bài viết, hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về bàn lễ đá. Và những ý nghĩa trong phong thủy. Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đá mỹ nghệ và các sản phẩm tâm linh. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: LĂNG MỘ ĐÁ – ĐÁ MỸ NGHỆ 35
Địa chỉ: Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Ninh Bình – Thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại: 0912984468
Email: phongthuy35@gmail.com
Website: www.langmoda.com